Các mốc quan trọng Telemedicine tại Việt Nam

Việc kết nối mạng các trung tâm y tế giúp tăng cường khả năng khai thác tài nguyên chung trong lĩnh vực y tế: thiết bị, chuyên gia, dữ liệu... Từ đó hình thành khả năng chẩn đoán hình ảnh từ xa (Teleradiology), tư vấn từ xa (Teleconsulting), hội chẩn từ xa (Telediagnostics, video-conferencing)...
Telemedicine là gì?

Các mốc quan trọng của Telemedicine



Mốc quan trọng đầu tiên của Telemedicine (hay còn gọi là hệ thống y tế từ xa) tại Việt Nam:

Telemedicine lần đầu tiên được triển khai ở Viêt Nam vào khoảng thập niên 90. Vào tháng 12/1998, TS. Michael Ricci (Burlington, VT, Washington, D.C. Hoa Kỳ) đã thực hiện việc khám 1 bệnh nhân ở Việt Nam (Hà Nội) thông qua hệ thống ISDN. Chương trình này nằm trong dự án đầu tiên triển khai telemedicine, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đây cũng là lần đầu tiên các bác sĩ và sinh viên của Việt Nam (03 bệnh viện Trung ương ở Hà Nội và Trường Đại học Y Hà Nội) được biết đến nền y học tiên tiến thông qua việc trao đổi với các bác sĩ ở Hoa Kỳ và hội chẩn ca bệnh bằng sử dụng đường truyền ISDN có kết hợp của hệ thống truyền hình trực tuyến (Video conferencing) ở Việt Nam.
Mốc quan trọng của Telemedicine năm 2000, Bộ quốc phòng là một đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực này, bộ đã có triển khai thử nghiệm Dự án "Y Học Từ Xa", các thành viên tham gia dự án là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) và Quân y viện 175 (Thành phố Hồ Chí Minh). Tại mỗi bệnh viện thiết lập một mạng LAN kết nối 2 máy chẩn đoán hình ảnh chủ yếu là CT scanner và siêu âm.
Mốc quan trọng của Telemedicine năm 2004, một hội thảo quốc tế về khám và điều trị từ xa được tổ chức tại Công viên phần mềm Quang Trung. Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến đã tới dự và chỉ đạo
Mốc quan trọng của Telemedicine năm 2005: Ngày 5/5/2005, qua cầu truyền hình trực tiếp, Bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng) đã trực tiếp thực hiện thành công một ca phẫu thuật dưới sự tư vấn chuyên môn của các chuyên gia ở Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).
Mốc quan trọng của Telemedicine năm 2006: Ngày 27/2/2006, các chuyên gia của Viện tim mạch Việt Nam đã thực hiện cầu truyền hình trực tuyến với Singapore trong cuộc phẫu thuật can thiệp tim mạch.
Mốc quan trọng của Telemedicine từ năm 2003 đến năm 2007: Triển khai Dự án bệnh viện vệ tinh cho Bệnh viện Việt Đức gồm 6 bệnh viện là Việt Tiệp (Hải Phòng), Sơn Tây, Nam Định, Bắc Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa nhằm cấp cứu người bệnh kịp thời, giảm bớt tình trạng quá tải của Bệnh viện Việt Đức.
Nhiều đơn vị, công ty của Việt Nam đang xây dựng và đưa vào ứng dụng các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực chăm sóc y tế như: Hệ thống thông tin và lưu trữ hình ảnh PACS, Hệ thống Bệnh án điện tử EMR; Hệ thống thông tin bệnh viện – HIS; Hệ thống thông tin Xquang - RIS, Hệ thống thông tin dược phẩm - PhIS, v.v...
Việc triển khai ứng dụng telemedicine tại Việt Nam mới chỉ là những bước đi ban đầu, kết quả đạt được tuy đã chứng tỏ được lợi ích nhưng cũng bộc lộ những thách thức trong việc triển khai telemedicine. Chặng đường trước mắt còn nhiều khó khăn và nhiều việc phải làm.
Mốc quan trọng của Telemedicine năm 2010 - : BQP đã triển khai Dự án“Chuẩn hoá qui trình khám chữa bệnh, xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu y tế quân đội và hệ thống y học từ xa giữa các bệnh viện quân đội”;
Đặc biệt từ năm  2013 đến nay:  BQP đã thiết lập và đưa vào sử dụng mạng telemedicine "xương sống"  (chuẩn hình ảnh lên đến full HD) gồm 4 điểm: Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Hà Nội), Bệnh viện 175 (Tp Hồ Chí Minh), Bệnh viện 211 (Tây Nguyên), Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn, với điểm trung tâm đặt tại Hà Nội; Đến cuối 2013, mạng mở rộng đến Bệnh viện 103 (Hà Nội), Bệnh viện 121 (Cần Thơ) và Bệnh viện 87 (Khánh Hòa); Giai đoạn tiếp theo, mạng sẽ nối đến tất cả các bệnh viện còn lại của quân đội.
Đến nay Việt Nam đã đủ sức làm chủ nền công nghệ này và hỗ trợ các nước bạn ứng dụng telemedicine vào hệ thống y tế. Hệ thống Telemedicine được ứng dụng ở nhiều bệnh viện trên cả nước như: Việt Đức, Bạch Mai với hệ thống bệnh viện vệ tinh, Hệ thống Y tế của tỉnh Quảng Ninh... Điển hình là chương trình hợp tác giữaTổng cục Hậu cần, Viện Khoa học Công nghệ quân sự và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 của Việt Nam với Bệnh viện 103 Quân đội Lào tổ chức bàn giao và đưa vào sử dụng hệ thống Telemedicine (hay được gọi là y tế từ xa) cho Bệnh viện 103 Quân đội Lào được triển khai năm 2016 vừa qua.. Đây không chỉ là một bước ngoặt đánh dấu sự lớn mạnh của công nghệ Telemedicine mà còn thể hiện sự khăng khít giữa hai nước VIệt - Lào.
Theo các chuyên gia,với những sự lớn mạnh của những giải pháp và thiết bị được cung cấp như: Trueconf, Polycom, Sony, Aver, Yealink,... thì năm 2017 sẽ là năm bùng nổ ứng dụng công nghệ Telemedicine. 

<Nguồn: Sưu tầm>

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

BẢO HIỂM XUÂN THÀNH MỞ RỘNG SỐ ĐIỂM HỌP TRỰC TUYẾN QUA TRUECONF LÊN 18 ĐIỂM

9 chú ý trong khi "Thiết Lập Âm Thanh Hội Nghị Truyền Hình"

Giaỉ thưởng và khách hàng tiêu biểu của Giải pháp hội nghị truyền hình Trueconf